Đối với một kê thủ chuyên nghiệp, cách làm nước cho gà chọi là một phần không thể thiếu trong bí quyết giúp gà khỏe mạnh và hiếu chiến. Mỗi giai đoạn chiến đấu, gà chọi sẽ cần cách làm nước khác nhau. Để biết kỹ thuật làm nước cho kê chiến đúng cách, anh em hãy theo dõi bài viết dưới đây của SV66.
Cho gà chọi ăn khoảng 2 viên cơm nắm nhỏ. Sau đó, dùng khăn sạch nhúng nước và cho gà uống khoảng 3 vắt nước chảy từ khăn. Anh em cũng có thể để nước chảy qua ngón tay cái rồi hướng vào miệng gà.
Tiếp đến, anh em hãy uống 1 ngụm nước rồi phun sương từ đầu, ngực, nách và đặc biệt là phần hốc lách non của gà để làm mát cơ thể. Lấy khăn ướt lau phần đùi, cẳng chân và những nơi đã được cắt tỉa lông.
Anh em nên lưu ý vắt khăn thật khô để tránh không làm ướt lông nhé.Trước khi thả gà phải lau sạch nước trên da gà nhất là phần hốc lách non.
Sau khi đã làm xong thì anh em chỉ cần lên thả gà chọi ra để cho gà đi lại vỗ cánh một chút. Như vậy, kê chiến của anh em sẽ cảm thấy thoải mái và lấy tinh thần trước khi bước vào trận đá gà khốc liệt.
Trong quá trình giao đấu, gà chọi sẽ không tránh khỏi bị thương rách da chảy máu, đặc biệt là đối với các hình thức đá gà cựa sắt trực tiếp hôm nay, đá gà cựa dao trực tiếp hôm nay. Khi gặp các trường hợp như: tuột bao bịt mỏ, gà tháo lối phi ra khỏi vòng sới, tuột băng bịt cựa và một số vết thương trên cơ thể, anh em cần tranh thủ làm nước sơ qua cho gà để gà nhanh chóng phục hồi và tiếp tục trận chiến.
Cách làm nước cho gà chọi trong lúc giao đấu cần phải được chú ý tỉ mỉ. Anh em nên nhớ rằng nếu gà bị khiếm khuyết phần nào thì người làm nước cần phải săn sóc kỹ phần đó. Đặc biệt, khăn ướt chính là vật dụng không thể thiếu trong quá trình làm nước cho gà.
Đầu tiên, anh em cần phải nhanh chóng dùng khăn nước luồn dưới lườn gà để hạ nhiệt. Sau đó vắt nước từ khăn ướt cho chảy theo đầu ngón tay để cho gà uống nước. Cuối cùng, lấy miệng hút một ngụm nước vừa đủ rồi phun sương từ đầu gà xuống đến ba cần cổ, từ sau gáy ra phía trước.
Nếu thấy gà chọi đã đỡ mệt thì cho gà uống hai ngụm nước từ khăn nước. Sau đó vắt sạch khăn nước rồi nhẹ nhàng lau mặt cho gà là được. Để gà nghỉ ngơi trong vài phút là kê chiến của anh em đã sẵn sàng tiếp tục trận đấu được rồi.
Sâu hồ là thuật ngữ chỉ giai đoạn chiến đấu khốc liệt nhất của gà chọi. Lúc này, gà sẽ dốc hết sức lực để hạ gục đối thủ. Chính vì vậy, đây là thời điểm gà chọi bị mất sức nhiều nhất. Anh em cần phải chú ý quan sát các vết thương của gà để có thể nhanh chóng chữa trị vào giờ nghỉ.
Gà chọi đứng sâu hồ thì bao giờ cũng bị trúng nhiều chiêu hơn. Do đó, các vết thâm tím, bầm dập và chảy máu cũng nhiều hơn. Lúc này, anh em cần phải cực kỳ nhẹ tay để làm nước cho gà. Đồng thời, anh em cũng phải chú ý sử dụng cách làm nước cho gà chọi như hướng dẫn phần trên một cách nhẹ nhàng và cẩn thận.
Khi gà chọi bớt thở thì anh em hãy để gà thư giãn bằng cách dùng khăn nhẹ nhàng lau trên thân gà. Làm như vậy có thể giúp gà hạ nhiệt và giảm đau hiệu quả hơn. Đối với các vết thương chảy máu quá nhiều, anh em cần phải tìm cách cầm máu và lau sạch bụi bẩn, đất cát dính vào vết thương. Anh em nên làm sạch các vết bẩn này để tránh nhiễm trùng, gây ảnh hưởng xấu đến gà.
Ngoài ra, anh em có thể sử dụng khăn nóng thay vì khăn lạnh để chườm lên các vết thương của gà. Anh em có thể nhúng khăn vào chậu nước nóng rồi vắt khăn thật khô, sau đó trùm lên đầu gà.
Sau khi trận đấu đá gà kết thúc, anh em cần đưa gà ra khỏi sân và vỗ đờm trong cổ họng gà ra cho sạch. Anh em nên lưu ý phải làm nhẹ tay vì sau trận đấu gà chọi dù thắng hay thua thì cũng sẽ bị thương ít nhiều. Các vết bầm dập và thương tích nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ gây đau đớn.
Lúc này, anh em hãy dùng tay trái vành miệng gà ra rồi lấy khăn nước vắt cho nước chảy theo đầu ngón tay phải để nước chảy miệng gà. Cứ liên tục cho gà uống như như vậy khoảng 3-4 lần. Bởi sau khi đánh nhau gà chọi đã mệt nên cần phải bổ sung nhiều nước. Đây là cách làm nước cho gà chọi rất hiệu quả.
Một mẹo rất hay mà nhiều kê thủ lâu năm khuyên làm chính là lấy lá ngải cứu vò nát với chút hạt muối rồi nhét vào miệng cho gà nuốt. Cách này sẽ giúp gà phục hồi sức khỏe và miệng vết thương lành nhanh hơn. Tuy nhiên, khi làm cách này thì nên tránh không làm ướt hết lông gà. Anh em có thể lau sơ qua phần lông cho sạch vết máu và cát đất trên người gà là được.
Cuối cùng anh em hãy thả gà vào lồng hay một khu đất trống để gà chọi được nghỉ ngơi và có không gian đi lại. Nếu muốn giúp vết thương trên người gà mai khô thì anh em có thể đem ra phơi nắng buổi sớm hoặc chiều tà.
Trên đây là bí quyết làm nước cho gà chọi để giúp gà chiến khỏe và chiến đấu tốt hơn. Là một kê thủ, anh em nên ghi chép lại những bí quyết này để biết cách làm nước cho gà sao cho phù hợp. Chúc chiến kê của anh em luôn khỏe mạnh và chiến đấu thật hung hăng nhé!
Bài viết liên quan
Thuốc tăng bo cho gà đá – thần dược sới đá gà
Các anh em thường xuyên tham gia những trận đấu đá gà chuyên nghiệp thì không thể không biết...
Gà chọi đá mé, đòn dọc là gì? Cách nhận biết dễ dàng
Gà chọi đá mé, đòn dọc ngày nay rất phổ biến trong các trận đá gà. Tuy nhiên, rất...
Top 5 giống gà đá đẹp nhất Việt Nam mà bạn nên biết
Để có một chiến kê chất lượng, hiện nay anh em không chỉ đơn thuần chú ý tới kỹ...
Cách nuôi gà chọi dáng chuẩn – Kinh nghiệm từ chuyên gia
Cách nuôi gà chọi dáng chuẩn trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Để sớm sở hữu cho mình...
Đá gà trực tiếp 999 hôm nay chất lượng, uy tín nhất
Nếu như anh em đã quen thuộc với đá gà trực tiếp thì chắc chắn sẽ biết đến đá...
Gà đá đòn cáo là gì? Tổng hợp những đòn cáo chết gà
Bạn đã bao giờ nghe về gà đá đòn cáo bao giờ chưa? Có lẽ những dân chơi đá...